Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Trình tự các bước thực hiện giác hơi

Đối với giác lưu
Đầu tiên cần xác định được vị trí cần giác rồi chọn ống giác có kích thước phù hợp. Ví dụ giác ở đầu, mặt thì ống giác chỉ cần kích thước nhỏ, còn những bộ phận khác như lưng thì dùng ống vừa hoặc to.
Trong khi giác, nếu hút quá chặt khiến bệnh nhân đau, da bệnh nhân phồng to thì cần cho thêm không khí vào ống giác. Bằng cách: Ấn 1 ngón tay xuống da, tay kia ép ống giác xuống phái đối diện sao cho miệng ống nghiêng về 1 bên và không khí có thể chui vào.
Sau đó, lưu ống giác khoảng 10 – 20 phút cho đến khi ống lỏng thì nhấc lên. Trong trường hợp muốn nhấc ống lên sớm thì cần làm động tác cho không khí vào như nói trên rồi mới nhấc ống lên.
Tùy theo từng loại bệnh mà người thực hiện có thể dùng kim 3 cạnh trích nặn máu.
Giác chớp nhoáng
Nếu như giác lưu là việc dùng nhiều ống giác cho 1 lần giác, mỗi ống giác cách nhau từ 5 – 7 cm thì giác chớp nhoáng là cách chỉ dùng 1 ống giác, ngoáy lửa thổi khí xong úp ống giác vào da. Khi ống giác vừa bị hút chặt thì lập tức lấy ra tạo nên một tiếng kêu. Rồi lại thực hiện ngoáy lửa và giác như trên cho đến khi da ứng đỏ, thực hiện hết vùng này đến vùng khác.

TỰ GIÁC HƠI TẠI NHÀ CHỮA BỆNH GÌ?

Giác hơi chữa bệnh cảm lạnh, cảm nóng với triệu chứng thường thấy là đau đầu, chóng mặt, mắt sưng đỏ. Trước khi giác dùng kim 3 cạnh chích nặn một giọt máu ở vùng thái dương, sau đó thực hiện giác hơi bằng ống giác nhỏ.
Giác hơi chữa bệnh ho hen hoặc có có đờm mạn tính. Thực hiện giác huyệt ở 2 bên lưng.
Giác hơi chữa bệnh đau bụng, sôi bụng tại các huyệt ở bụng, vùng đau bụng và dọc 2 bên thăn lưng.
Giác hơi chữa đau nhức cơ xương khớp, thực hiện tại những vị trí đau.
Giác hơi có thể tự thực hiện tại nhà, tuy nhiên chỉ thực hiện khi người thực hiện phải giàu kinh nghiệm. Bằng không người bệnh nên đến các nhà thuốc, phòng khám hoặc bệnh viện để đảm bảo an toàn và có được kết quả tốt nhất.


EmoticonEmoticon